Laser excimer Lasik

Năm 1968 tại Trung tâm Nghiên cứu và Công nghệ Tổng công ty Northrop của Đại học Califonia, Mani Lal Bhaumik và một nhóm các nhà khoa học đã làm việc trên sự phát triển của laser carbon dioxide. Công việc của họ là phát triển tia laser excimer. Đây là loại laser sẽ trở thành nền tảng cho phẫu thuật khúc xạ mắt. Tháng 5 năm 1973 Tiến sĩ Bhaumik công bố bước đột phá của nhóm tại một cuộc họp của Hiệp hội quang học Denver của Mỹ tại Denver, Colorado. Sau đó, ông được cấp Bằng sáng chế cho phát hiện của ông.

Sự ra đời của laser trong phẫu thuật khúc xạ xuất phát từ nghiên cứu của Rangaswamy Srinivasan. Năm 1980, Srinivasan, làm việc tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu IBM, phát hiện ra rằng một tia laser excimer tia cực tím có thể tách mô sống một cách chính xác không có thiệt hại nhiệt đến khu vực xung quanh. Việc sử dụng tia Laser excimer để tách mô giác mạc sửa chữa các lỗi quang học, chẳng hạn như cận thị, viễn thị, loạn thị lần đầu tiên được đề xuất bởi Stephen Trokel, MD, viện Mắt Edward S. Harkness, Đại học Columbia, New York.

Ca phẫu thuật đầu tiên ứng dụng trên mắt của người bằng cách sử dụng một hệ thống công nghệ laser được thực hiện bởi Tiến sĩ Marguerite B. MacDonald, MD năm 1989 và được cấp Bằng sáng chế đầu tiên cho LASIK do Văn phòng Sáng chế Hoa Kỳ. Phương pháp này dùng để thay đôi độ cong giác mạc, bao gồm các thủ tục phẫu thuật, trong đó một nắp giác mạc được tạo ra và bề mặt tiếp xúc sau đó được bóc tách theo hình dạng mong muốn bằng tia laser excimer, sau đó nắp giác mạc được đậy lại.

Các kỹ thuật LASIK áp dụng thành công ở các nước khác trước khi đến Hoa Kỳ. Việc thử nghiệm laser excimer lần đầu tiên được bắt đầu vào năm 1989 bởi Cục quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA[3]).Việc sử dụng đầu tiên của Laser là để thay đổi hình dạng bề mặt của giác mạc, được gọi là PRK. Công ty Summit Technology, dưới sự chỉ đạo của người sáng lập và giám đốc điều hành, Tiến sĩ David Muller, là công ty đầu tiên được FDA chấp thuận cho sử dụng Laser excimer để thực hiện PRK ở Mỹ.

Sau đó, khái niệm LASIK lần đầu tiên được giới thiệu bởi Tiến sĩ Pallikaris năm 1992 đến nhóm mười bác sĩ đã được lựa chọn bởi FDA. Tiến sĩ Pallikaris đưa ra giả thuyết những lợi ích của việc thực hiện PRK sau khi bề mặt đã được mở ra trong một lớp được biết đến như là một vạt giác mạc được thực hiện bởi Mikrokeratome phát triển bởi Barraquer trong năm 1950.

Sự pha trộn giữa một nắp và PRK được viết tắt thành LASIK. Kỹ thuật này nhanh chóng trở thành rất phổ biến vì nó cung cấp những hiệu quả cải thiện tầm nhìn ngay lập tức và làm giảm sự đau đớn, khó chịu hơn so với PRK.

Ngày nay, laser nhanh hơn, các khu vực tác động lớn hơn, kỹ thuật đã cải thiện đáng kể độ tin cậy của các thủ tục so với năm 1991. Tuy nhiên, những hạn chế cơ bản của laser excimer là sự phá huỷ không mong muốn các dây thần kinh của mắt, vì vậy đã có những cải tiến kỹ thuật được lựa chọn thay thế LASIK thông thường, trong đó có LASEK, Epi-LASIK

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lasik http://www.hc-sc.gc.ca/hl-vs/iyh-vsv/med/surgery-c... http://www.allaboutvision.com/contacts/monovision.... http://icd9cm.chrisendres.com/index.php?srchtype=p... http://www.clspectrum.com/printarticle.aspx?articl... http://www.dryeyezone.com/encyclopedia/plugs.html http://www.ehow.com/about_5304701_age-do-lasik.htm... http://lasikcomplications.com/ http://www.webmd.com/eye-health/laser-in-situ-kera... http://www.fda.gov/ http://www.fda.gov/MedicalDevices/ProductsandMedic...